Ý chính Hán ngữ: Sự thật và Ảo tưởng

  • Không hề có "ngôn ngữ Trung Quốc" độc nhất nào cả. Mà là có một nhóm các 'cách nói có liên quan nhau', mà có người gọi là phương ngữ, người khác thì lại gọi là "phương ngôn" (方言), và vẫn có những người khác thì coi chúng là các ngôn ngữ riêng biệt, nhiều trong số này không thể thông hiểu lẫn nhau. Một trong những biến thể đó, là dựa trên tiếng nói của khu vực Bắc Kinh, đã được chọn làm ngôn ngữ tiêu chuẩnCộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và hiện nay được gọi là Phổ thông thoại (普通話), tức "tiếng phổ thông". Các nhà ngôn ngữ học viết bằng tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ Modern Standard Chinese (Hán ngữ tiêu chuẩn hiện đại) cũng để chỉ ngôn ngữ này.
  • Hệ thống chữ viết Hán ngữ mang nặng cơ sở âm vị học, được thể hiện ở các yếu tố ngữ âm hiện diện trên 95% tổng số chữ Hán (không cân đối theo tần suất sử dụng). Nhưng một số chữ đơn giản nhất thì lại không có bộ phận chỉ âm bởi vì chúng được sử dụng làm bộ phận chỉ âm trong các chữ khác, điều này khiến người ta tin rằng tất cả các chữ đều không có bộ phận chỉ âm nào cả, và theo dòng lịch sử, công dụng của các bộ phận chỉ âm hiện có đã phần nào bị mất mát đi do sự thay đổi về cả phát âm lẫn dạng viết. Tuy là vậy, DeFrancis ước tính rằng 66% các yếu tố ngữ âm vẫn "hữu ích" (trang 109–110). Nhiều học giả chỉ tập trung vào mỗi yếu tố chỉ nghĩa của chữ Hán mà bỏ quên mất điều rằng yếu tố chỉ âm là một ngọn nguồn cần thiết cho người đọc Hán ngữ. Hán văn không phải là loại văn tự biểu ý ưu việt; nó là văn tự ngữ âm kém cỏi.
  • Mặc dù có những chữ trong hệ chữ viết Hán ngữ biểu trưng được các khái niệm một cách trực quan, chẳng hạn như 一 二 三 cho "một", "hai", và "ba", thì văn tự Hán ngữ không hề có tính biểu ý hiểu theo nghĩa là 'ký hiệu đại diện cho ý tưởng tách bạch khỏi ngôn ngữ'. Không đời nào có cái gọi là hệ chữ viết biểu ý hoàn chỉnh – mang các ký hiệu đại diện cho mọi khái niệm riêng lẻ khả dĩ mà khi đó hình vị hay âm vị đều sẽ không đóng vai trò gì đáng kể trong việc viết các từ riêng lẻ – được. Ví dụ, hầu hết các hình vị đơn âm tiết của Hán ngữ đều được viết dưới dạng chữ hình thanh (形聲字) bao gồm một yếu tố chỉ âm không có tính ghi ý.
  • Văn tự Hán ngữ, với số lượng chữ khủng, cùng độ phức tạp và tính bất quy tắc của nó, có hại cho nỗ lực nâng cao tỉ lệ biết chữ của xã hội Trung Quốc, và cần được thay thế bằng một hệ chữ viết hiệu quả hơn nếu Trung Quốc muốn đạt được lợi ích của hiện đại hóa.